In mỹ thuật Giclée là gì?

In mỹ thuật Giclée là gì?

In mỹ thuật  Giclée ngày nay chủ yếu là in phun bằng máy in sử dụng mực pigment (tạm dịch: mực sắc tố), tiếng Anh có các tên gọi như Fine art printing, Giclée printing hay Archival pigment printing. Tại VG-Lab thường gọi là in mỹ thuật, in giclée.

Không phải cứ in phun là in Giclée

Khác với in phun thông thường, in mỹ thuật Giclée yêu cầu khắt khe về quản lý chất lượng cũng như chất liệu sử dụng trong quy trình sản xuất. Điều đó phụ thuộc vào tay nghề và kiến thức chuyên môn của master printer.

Khi sử dụng mực chất lượng cao, dựa trên dữ liệu của nhà sản xuất và một số phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về in ấn khác như Aardenburg Imaging hoặc Wilhelm Imaging Research, tuổi thọ của bản in có thể đạt 200 năm mới bắt đầu phai màu (tuỳ thuộc vào loại máy in, mực, giấy và điều kiện bảo quản). Trên thị trường hiện tại có 2 hãng cung cấp máy in phun mực pigment chính là Epson và Canon

Vệ sinh giấy trước khi in tại VG-Lab

Phong phú trong lựa chọn chất liệu

Việc in mỹ thuật Giclée thực sự thú vị ở khâu lựa chọn giấy, khi càng ngày càng có nhiều sản phẩm giấy in mỹ thuật, chủ yếu trên thị trường hiện tại là các hãng giấy như: Ilford, Museo, Canson Infinity, Hahnemuhle, Awagami, v.v.. Giấy in mỹ thuật được phân loại phong phú theo độ nặng (gsm), độ dày (thickness) và chất liệu (nhám/mịn/bóng) bề mặt.

Các lựa chọn in phong phú tại VG-Lab - Mời đặt in tại Web2print

Với kỹ thuật in này, ảnh được in phun trên 2 định dạng giấy cơ bản, phân chia theo phương diện kỹ thuật:

1 – Giấy ảnh (Photo papers): Là các loại giấy có thông số bề mặt glossy, luster, pearl, satin và metallic tương tự như các loại giấy ảnh truyền thống. Tối ưu hoá sử dụng mực Photo Black (Bóng).

2 – Giấy mộc (Matte papers): Là các loại giấy không có lớp phủ bề mặt, không có khả năng phản sáng, thường được gọi là giấy mộc. Tương tự giấy vẽ mỹ thuật. Sử dụng tối ưu hoá mực Matte Black (Mộc).

Hình ảnh quá trình duyệt chất lượng bản in tại VG-Lab.

Giấy in mỹ thuật Giclée có tính lưu trữ, cũng như tuổi thọ cao (Đọc thêm về tính lưu trữ). So với giấy ảnh nhạy sáng kỹ thuật số (Digital C-Prints), thì giấy in mỹ thuật có độ bền cao hơn rất nhiều lần.

Việc phân loại giấy theo 2 định dạng trên chủ yếu để cho thợ in có thể xác định được loại mực để thực hiện việc in ấn được hiệu quả tối ưu.

Còn với nhiếp ảnh gia, hoặc nghệ sĩ hình ảnh muốn chọn các loại giấy cho mình thì chúng tôi khuyên chọn loại giấy theo các tiêu chí sau:

– Tiêu chí số 1: Tính thẩm mỹ của giấy

– Tiêu chí số 2: Độ dày của giấy.

– Tiêu chí số 3: Độ bền của giấy.

– Tiêu chí số 4: Chi phí in.

Tất cả các tiêu chí trên được trình bày một cách cụ thể trong bài viết tại link bên dưới: 

Dải màu rộng

Thêm vào đó, in mỹ thuật có ưu điểm là in được dải màu rộng (Adobe RGB 1998) tới siêu rộng (ProPhoto RGB) do nhiều lớp mực hơn, đa dạng về lựa chọn giấy, mỗi loại giấy lại có thể hiện khác biệt nhau về tác phẩm, góp phần tạo lên phong cách cho từng bức ảnh. Vài nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật in Giclée này có thể kể tên ra là giá thành cho mỗi bản in cao hơn so với in truyền thống, cộng với quy trình in phức tạp.

Việc in mỹ thuật cũng kỳ công, bởi quy trình kiểm soát chất lượng mang tính kỹ thuật cao, đòi hỏi người thợ in phải có khả năng xử lý tình huống ngay tức thì.

Như vậy mới đảm bảo tạo ra một bản in chính xác và hoàn hảo, đủ điều kiện lưu hành trên thị trường nghệ thuật.

Trong dải màu mắt người có thể nhìn thấy được thì ProPhotoRGB hiện nay là hệ thống màu lưu trữ được nhiều màu nhất. Epson 2200 Prem. Luster là một loại giấy in phun của Epson. Rồi sau đó mới tới Adobe RGB 1998. Tiếp theo là Chromira: mức độ thể hiện màu của máy in truyền thống Chromira (C-Printer) cao cấp.

Đặt in trực tuyến

Hệ thống đặt in online sử dụng minh hoạ 3D giúp người sử dụng có thể tuỳ chỉnh bản in một cách chính xác và trực quan nhất.

Mang tới bạn dịch vụ in đẳng cấp 5 sao

 Bởi phòng in đối tác tin cậy của ILFORD

ILFORD cert
Vietnam Giclée Lab