Chất lượng bảo tàng, tính lưu trữ là gì?

danny bach master printer

Chào các bạn,

Lưu ý: Việc phân biệt chất lượng bảo tàng cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, mặc dù bài viết dưới đây giải nghĩa chi tiết, nhưng không tránh khỏi các hiểu lầm của một số đơn vị/cá nhân, dẫn tới việc sản xuất bản in kém chất lượng mà vẫn coi là “chất lượng bảo tàng”. Chúng tôi khuyên bạn đọc thăm dò ý kiến chuyên môn của các phòng in uy tín được quốc tế chứng nhận chuyên môn như VG-Lab để phân biệt được rõ ràng bản in nào mới đạt chất lượng bảo tàng.

Chắc hẳn đã không ít lần các bạn bắt gặp thuật ngữ “chất lượng bảo tàng” (museum quality) hay “tính lưu trữ” (archival) trong in ấn. Đặc biệt với in ấn Giclée, “chất lượng bảo tàng” luôn là điểm mạnh nhất mà kỹ thuật in này mang lại. Hôm nay VG-Lab xin được cắt nghĩa một cách chi tiết về tiêu chí chất lượng bảo tàng (trong in ấn) các bạn nhé.

Về cơ bản, chất lượng bảo tàng là một số tiêu chuẩn/yêu cầu mà các bảo tàng lớn trên thế giới đưa ra, khi họ quyết định sưu tầm một tác phẩm in nào đó. Mục tiêu của việc đưa ra các tiêu chuẩn này quyết định cách mà bảo tàng sẽ định giá và bảo quản tác phẩm về sau này. 

Chất lượng bảo tàng nhắm vào tính lưu trữ, bởi tính lưu trữ càng cao thì tác phẩm sẽ càng bền và có giá trị sưu tầm sau nhiều năm tháng.

Khi nói tới độ bền của bản in, ta phải đánh giá về chất liệu giấy inmực in

Về giấy in

Giấy là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất vì tính bền vững tự nhiên của chúng.

Trên thế giới, có một tiêu chuẩn đánh giá độ bền của giấy đó là tiêu chuẩn ISO 9706.

Những dòng giấy đạt tiêu chuẩn ISO 9706 có tuổi thọ lên đến vài trăm năm trong điều kiện bảo quản tốt, thường gọi là giấy bền hoặc giấy vĩnh cửu. 

ISO 9706 quy định những yêu cầu về cơ học và hoá học để chỉ ra các loại giấy (chưa in) có khả năng duy trì sự bền vững, không thay đổi chất lượng trong điều kiện bảo quản lâu dài. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất mà ISO 9706 đưa ra là độ pH của giấy phải nằm trong khoảng an toàn từ 7.5 đến 10. Chất liệu cũng đóng vai trò rất lớn quyết định độ bền của giấy. Các loại giấy làm từ 100% sợi cotton có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với các chất liệu khác.

Ngoài ISO9706, còn có một số phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về tuổi thọ giấy, ví dụ Wilhelm Imaging Research (WIR) hoặc Aardenburg-imaging. Những phòng thí nghiệm này đôi khi cung cấp chứng nhận độ bền với một số dòng giấy và mực nhất định.

Về mực in

 
Sau 200 megaluxhours thì độ chính xác trong sắc độ của bản in bị giảm xuống còn khoảng 90%.

Theo nghiên cứu của Aadenburg Imaging & Archives (Mỹ), thì độ bền của mực in phun cao cấp, đặc biệt là LUCIA Pro mà VG-Lab sử dụng đạt chỉ số bền màu lên tới 200 Megalux hours = 200 000 000 Lux hours.

Trong môi trường trưng bày điển hình (rất sáng) như văn phòng hay phòng khách gia đình thì cường độ ánh sáng vào khoảng 500 Lux/giờ, chiếu sáng trong vòng 10 giờ mỗi ngày. Như vậy, một ngày tiêu thụ 5000 Lux hours.

Tuổi thọ mực tính theo ngày:

200 000 000/5000 = 40 000 ngày.

Tuổi thọ mực tính theo năm:

40 000/365 = 109,6 năm

Như vậy, trong điều kiện chiếu sáng của văn phòng, phòng khách gia đình thì sau khoảng 109 năm thì bắt đầu thấy được hiện tượng bay màu rõ rệt.

Hiện tại, VG-Lab có cung cấp một số dòng giấy đạt được tiêu chuẩn ISO9706 hoặc thậm chí vượt qua cái gọi là chất lượng bảo tàng (Xem thêm tại đây)

Phân vân không biết chọn lựa ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn chọn giấy qua 4 bước của VG-Lab:

http://vietnamgicleelab.com/2020/02/04/huong-dan-chon-vat-lieu-in-my-thuat-trong-4-buoc/

VG-Lab luôn tin tưởng rằng mỗi tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số đều có linh hồn riêng, việc chọn lựa chất liệu cho tác phẩm đóng góp rất lớn trong việc truyền đạt tư tưởng của tác phẩm. Hy vọng bạn đọc đã nắm được một số kiến thức cơ bản trong việc chọn lựa giấy in sao cho phù hợp.

Thân ái, chào tạm biệt.

in mỹ thuật
Tại VG-Lab, chúng tôi không ngừng nghiên cứu để giới thiệu những sản phẩm in chất lượng cao nhất trên thế giới tới
người sử dụng tại Việt Nam.

Đăng ký nhận tin VG-Lab

Các bài viết liên quan