HƯỚNG DẪN CHỌN VẬT LIỆU IN MỸ THUẬT TRONG 4 BƯỚC

Chào các bạn,

Chắc hẳn các bạn đã biết khi chọn hoàn thiện tác phẩm bằng cách in mỹ thuật (Giclee/Fine Art), chúng ta sẽ có vô vàn lựa chọn về chất liệu thể hiện tác phẩm. Nhưng bắt đầu từ đâu và như thế nào thì chắc chắn rằng nhiều bạn còn bỡ ngỡ.

VG-Lab xin được chia sẻ một quy trình lựa chọn chất liệu mà chúng tôi nghĩ là tối ưu nhất. Hy vọng sẽ giúp quý bằng hữu nắm được một số yếu tố cơ bản khi chọn lựa chất liệu thể hiện đứa con tinh thần của mình.

Bước 1: Tính thẩm mỹ

 VG-Lab tin rằng khi chọn in tác phẩm của mình, hình thức/tính thẩm mỹ của tác phẩm là yếu tố đầu tiên cần được suy xét. Bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung, ý tưởng muốn truyền đạt thông qua tác phẩm.

 Vậy khi luận về tính thẩm mỹ của giấy, chúng ta bắt đầu bằng việc chia ra làm 2 dòng chính: Giấy Bóng và Giấy Mộc. 

 Với bề mặt Bóng và Mộc, chúng ta đều có những đặc tính bề mặt khác nhau, VG-Lab xin được tổng hợp trong bảng quy chiếu sau:

BÓNGMỘC
Bóng mờNhũ ngọc traiMộc Mộc gân nhẹ
Ánh kimLụaMộc mịn 
Siêu bóngRaster  

Lưu ý: các tên gọi chỉ để sử dụng trong tham chiếu văn bản, các dạng bề mặt có tên gọi giống nhau có thể có bề mặt khác nhau khi nhìn thực tế.

 

Hahnemuhle Baryta 315gsm
Giấy Baryta độ bóng cao
Hahnemuhle Bamboo 290gsm
Giấy Bamboo mộc

Bước 2: Độ dày (độ nặng)

 Quyết định tiếp theo của bạn sẽ là lựa chọn cho mình độ dày phù hợp cho tác phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xác định độ dày của vật liệu, chúng ta có thể sử dụng độ nặng để thay thế, do sự phổ biến của thông số độ nặng – là định lượng có đơn vị gsm (gram trên mét vuông).

 Với độ dày/nặng, chúng ta có thể chia là làm 2: 

  • Giấy dày/nặng: >=250gsm
  • Giấy mỏng/nhẹ: <250gsm

Sau khi đưa ra được quyết định cho tính thẩm mỹ và độ dày/nặng của giấy, chúng ta đã loại trừ được một số giấy ra khỏi danh sách. Tiếp theo sẽ là:

Bước 3: Vật liệu của giấy/Độ bền của tác phẩm

Vâng, giấy được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, từ giấy RC cho tới giấy cotton, tre trúc và nhiều vật liệu thiểu số khác.

Vật liệu của giấy quyết định tới độ bền của giấy. Giấy làm từ vật liệu cotton, tre trúc … có độ bền cao hơn là giấy RC*. Với mỗi ứng dụng khác nhau, chúng ta sẽ có những lựa chọn vật liệu của giấy khác nhau. 

Lưu ý đối với nhiếp ảnh gia/nghệ sỹ: Nếu bạn in tác phẩm có số lượng giới hạn, nên in trên vật liệu có độ bền cao (như cotton, tre trúc …). Mời tham khảo thêm về giấy bền/chất lượng bảo tàng tại link: http://vietnamgicleelab.com/2020/03/26/chat-luong-bao-tang-tinh-luu-tru-la-gi/

*Giấy RC: là thuật ngữ chỉ dòng giấy ảnh với lớp nền được chế tạo bằng cách tráng phủ poly-êtylen (nhựa nhiệt dẻo thermoplastic) lên 2 mặt trên-dưới của lớp lõi làm từ bột giấy (wood pulp). Chúng tôi hay gọi ngắn gọn là giấy nhựa.

Bước cuối cùng: Giá thành sản xuất

VG-Lab hiểu là giá thành để sản xuất tác phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định in ấn. Tùy vào thời giá thị trường, tùy vào kích thước và lựa chọn các loại giấy khác nhau, sẽ có giá thành khác nhau.

Hệ thống đặt in online của chúng tôi có tích hợp chức năng báo giá trực tiếp theo thời gian thực, khách hàng có thể vừa tuỳ chỉnh bản in cũng vừa có thể cân đối ngân sách sản xuất một cách tiện lợi và chính xác.

Ngoài các kích thước tiêu chuẩn (20x30cm, 30×45 cm, 40×60 cm và 60x90cm, 73x110cm và 110x165cm) chúng tôi còn in các kích thước theo yêu cầu của khách hàng.

Tự chọn lựa giấy in

Ngày nay, khách hàng có thể tự chọn lựa giấy in trên hệ thống đặt hàng trực tuyến Hoa Ta (c) Web2print.

Trong phần chọn lựa chất liệu, chúng tôi đã phân loại ra các cấp độ giấy theo chất lượng và nhu cầu sử dụng.

Giao diện chọn chất liệu in trên Hoa Ta (c) Web2print chia làm 3 cấp độ: Chất lượng (Poster), Chất lượng bảo tàng (Artworks) và Chất lượng cao (Pro Studio)

Đặt in trực tuyến

Hệ thống đặt in online sử dụng minh hoạ 3D giúp người sử dụng có thể tuỳ chỉnh bản in một cách chính xác và trực quan nhất.

Đăng ký nhận tin VG-Lab

Các bài viết liên quan