TẠI SAO ẢNH BỊ Ố VÀNG & MẤT MÀU? LÀM SAO ĐỂ NGĂN CHẶN VIỆC ĐÓ?

Chắc hẳn các bạn có thể nhận thấy, sau một thời gian trưng bày, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản, có thể là 3-5 năm, có thể là 10 năm. Ảnh bắt đầu có hiện tượng bị ố vàng, thay đổi màu sắc, mất chi tiết, thậm chí là bị bay màu. Có rất nhiều lý do dẫn tới việc một bức hình hay một tác phẩm nhiếp ảnh bị ố vàng & giảm chất lượng sau thời gian dài trưng bày/lưu trữ. Từ nhiệt độ, độ ẩm, cường độ sáng nơi trưng bày/lưu trữ. Nhưng về cơ bản, nguyên nhân khiến bản in bị ố vàng & mất màu, có thể bắt đầu từ khâu chuẩn bị in 🙂

Hôm nay, tôi xin được giới thiệu một số biện pháp, kỹ thuật có thể giúp bạn giảm thiểu được những nguy cơ khiến bản in bị ố vàng, hư hại. Những biện pháp chúng ta có thể áp dụng từ những bước đầu sơ khai nhất.

Đầu tiên là việc chọn vật liệu của bản in.

Với công nghệ hiện đại, kết hợp với kỹ năng sản xuất giấy được trau truốt trong hàng trăm năm kinh nghiệm của nhiều hãng giấy danh tiếng. Chúng ta có thể sở hữu những bức hình có khả năng trường tồn với thời gian, vừa có giá trị cao trong lịch sử gia đình (đối với ảnh kỷ niệm), quan trọng không kém, là để khẳng định chỗ đứng của bộ môn nhiếp ảnh trong giới sưu tầm nghệ thuật đương đại.

Hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất giấy Hahnemuhle (Nguồn: hahnemuehle.com)

Hiện tại hầu hết những dòng giấy cao cấp trong hội họa (làm từ cotton hay từ sợi thân cây tự nhiên khác) đều đã có mặt trong kỹ nghệ in mỹ thuật kỹ thuật số. Người dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn phong phú để chọn cho mình một vài chất liệu inưng ý. (Xem thêm tại đây)

Mỗi loại giấy đem đến một tiếng nói riêng về tác phẩm chúng thể hiện.

Khi bản in được hoàn thiện, bước tiếp theo là trưng bày hoặc lưu trữ.

Trong quá trình trưng bày hay lưu trữ tác phẩm, tất thảy đều khiến tác phẩm phải tiếp xúc với những vật liệu khác trong thời gian dài. Ví dụ việc trưng ảnh trong khung, khi đó ảnh sẽ tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận của khung hình như băng keo, khung, bo giấy hoặc kính … nếu một trong những vật liệu trên tiếp xúc trực tiếp tới tác phẩm, thì việc chúng sẽ ảnh hưởng tới tác phẩm là một cách đương nhiên.

Một bức hình sau khi được ép bo giấy hoàn thiện, sẵn sàng để lồng khung.

Tôi xin lấy ví dụ trực tiếp từ phương pháp Ép bo giấy – là một trong những phương pháp an toàn nhất, chuẩn bị cho tác phẩm trước khi lồng khung hoặc thậm chí lưu trữ lâu dài. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Ép bo giấy là bản in không bị tiếp xúc trực tiếp tới kính, không bị hiện tượng dính hình vào kính (Tôi sẽ trình bày tường tận phương pháp này trong một bài viết riêng).

Trong kỹ thuật Ép bo giấy, chúng ta sử dụng những nguyên liệu như trên hình.

Nếu, các vật liệu đó có chứa axit, đồng nghĩa với chỉ số pH hạ dưới ngưỡng trung tính (dưới mức 7): điều đó sẽ dẫn đến việc ảnh bị ăn mòn (như bị gặm mất) và hơn hết, axít sẽ làm cho ảnh bị ố vàng như giấy bị cháy.

Hình ảnh tác phẩm bị axit trong bo giấy làm ố (ô xy hóa), đặc biệt vùng cắt xung quanh tác phẩm. (Nguồn: https://aiccm.org.au)

Do đó, khi chuẩn bị “ngôi nhà” cho bản in, chúng ta luôn luôn phải chọn những vật liệu có mức pH trung tính (~7) hoặc ba zơ (>7). Chẳng phải rất đơn giản và dễ nhớ đúng không ạ 🙂 Nắm được khẩu huyết này, thì chúng ta đã tiền gần tới chuẩn “Bảo tồn” (Conservation) quốc tế, khi đó các tác phẩm in sẽ có chỗ đứng tin cậy hơn trong lòng người yêu tranh/ảnh.

Bo giấy dòng cao cấp thuộc hàng bậc nhất thế giới (Thành phần: 50% Cotton và 50% Cellulose). Đạt tiêu chuẩn cao về thẩm mỹ và Bảo tồn.

Không chỉ với ép bo giấy, bạn cũng nên áp dụng tư duy trên cho các phương pháp lưu trữ và trưng bày khác: như ép ảnh trên ván, ép plastic hay đơn giản lưu trữ ảnh trong hộp. Tất cả đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản trong Bảo tồn tác phẩm nghệ thuật (không chứa axit/ pH trung tính hoặc ba zơ).

Một số hình thức lưu trữ khác. (Nguồn: https://www.archivalmethods.com)

Mong muốn thực hiện công việc bảo tồn một cách và hiệu quả, VG-Lab luôn nghiên cứu và tìm hiểu thêm về những phương pháp bảo tồn bản in đã được kiểm chứng bằng khoa học và thực nghiệm trên thế giới. Mong muốn đem lại khách hàng những ấn phẩm nghệ thuật chất lượng cao nhất, xứng đáng với slogan của mình:

VG-Lab: Bảo tồn di sản của bạn

Hy vọng bạn đã biết thêm một số kiến thức hữu ích phục vụ cho việc lưu trữ tác phẩm của mình.

Chào thân ái,

VG-Lab

Đăng ký nhận tin VG-Lab

Các bài viết liên quan