SO SÁNH GIỮA RỌI ẢNH TRUYỀN THỐNG VS IN PHUN MỸ THUẬT

In truyền thống vs in mỹ thuật

Trong bài viết này tôi sẽ so sánh phương pháp in truyền thống (G-Printing hay wet-printing) và in phun mỹ thuật (Fine art inkjet printing hay Giclée Printing) trong 3 phương diện sau: Định nghĩa các phương pháp in, ưu điểm và khuyết điểm của mỗi phương pháp in và so sánh chất lượng bản in trong thực tế.

In truyền thống là gì? In phun mỹ thuật là gì?

Tới đây tôi xin trích một đoạn từ bài viết: In ấn chuyên nghiệp cho nhiếp ảnh phần 1: Công nghệ in  như sau:

  • In truyền thống là in nhanh, số lượng lớn bằng máy in laser/LED chiếu ảnh lên trên bề mặt những giấy nhạy sáng, ảnh được rửa hoá chất qua một quá trình khép kín. Những hãng tiêu biểu có thể kể tên như sau: Fujifilm, Kodak, Chromira.
  • In mỹ thuật ngày nay được hiểu chủ yếu là in phun bằng máy in sử dụng mực pigment (tạm dịch: mực sắc tố). Mực được phun lên bề mặt đặc biệt bằng những đầu phun cực kỳ tinh xảo. Trong tiếng Anh có các tên gọi như Fine art printing, Giclée printing hay Archival pigment printing.

Mời bạn đọc xem lại bài viết  In ấn chuyên nghiệp cho nhiếp ảnh phần 1: Công nghệ in  nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về 2 phương pháp in chuyên nghiệp nói trên.

So sánh hai phương pháp in

Bản in mỹ thuật Bản in truyền thống
Giá cả Giá thành cao hơn Giá thành thấp hơn
Kích thước in In cuộn tối đa 64 inches (tương đương 160cm) In cuộn tối đa 30 inches

(tương đương 76 cm)

Lựa chọn giấy Đa dạng lên tới hàng trăm loại khác nhau, bao gồm cả những hãng sản xuất giấy ảnh mỹ thuật lâu đời như  Ilford, Museo, Canson Infinity, Hahnemuhle, Epson, Canon, v.v.. In trên giấy ảnh tráng bạc truyền thống, có 4 lựa chọn cơ bản: Giấy bóng (Glossy), giấy bóng mờ (Semi-gloss), giấy mờ (Matte), giấy ánh kim (Metallic).
Độ bền trên lý thuyết

(Dựa trên thông số đưa ra của nhà sản xuất và một số phòng thí nghiệm về in ấn như: Wilhelm-research)

Tối thiểu 50 năm mới bắt đầu phai màu.

 

Tối đa 60 năm.
Dải màu thể hiện Vượt qua ProPhoto RGB Trong khoảng từ sRGB tới Adobe RGB
Tốc độ in Rất chậm, thời gian in 1 bản in tính bằng phút Nhanh lên tới hàng trăm bản in trong 1 phút
Vấn đề môi trường Thân thiện với môi trường hơn do không phải sử dụng tới bất kỳ loại hoá chất đặc biệt nào Quá trình tráng ảnh cần đến hoá chất chuyên dụng, dấn đến việc ô nhiễm nguồn nước mức độ nhẹ
Mức độ kiểm soát chất lượng bản in Cao Thấp
Đạt tiêu chuẩn được chấp nhận triển lãm tại bảo tàng và gallery trên thế giới. Đạt – đang dần được ưa chuộng hơn do độ bền cao của bản in, thích hợp cho việc lưu trữ, sưu tầm Đạt
Đối tượng phù hợp

 

So sánh chất lượng bản in thực tế

Đây là bản scan của ảnh test từ lab Fujifilm (Loại mà rất phổ biến ở Việt Nam và cũng là thương hiệu lab tôi tạm tin tưởng được).

Tôi xin so sánh với bản scan của Canon (Giấy ảnh phổ thông của VG-Lab).

Ảnh gốc scan bản in Canon và Fujifilm (Cùng các loại giấy khác tại VG-Lab) có thể tải về TẠI ĐÂY để các bạn tải về tự đánh giá.

 

Trên thực tế so sánh, bản in Fujifilm có độ bão hoà màu tốt, độ chi tiết chấp nhận được. Dải sáng/tối tốt. Có độ bóng cao so với Canon. Nhưng thua xa Canon về chất liệu giấy, độ chính xác về màu sắc và sự mịn và tinh xảo của bề mặt in. Với máy in không được kiểm soát màu sắc chuyên nghiệp, dẫn đến sai màu khi in (Cụ thể trong trường hợp này bản in Fujifilm bị ám màu Magenta rất nặng).

Anh em có thể tới VG-Lab tại số 53, đường 16, Mỹ Văn, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phú, Quận 7, tp Hồ Chí Minh (Khai trương tháng 8/2017) để tham khảo và đánh giá trực tiếp.

Xin mời tham khảo bài viết so sánh các loại giấy mỹ thuật có tại VG-Lab TẠI ĐÂY.

Cảm ơn đã ghé qua!

 

Trân trọng


VG-Lab team.

Đăng ký nhận tin VG-Lab

Các bài viết liên quan